Chủ nhân Kim_tự_tháp_Nam_Saqqara

Không có bất cứ một hiện vật nào của kim tự tháp Lepsius XLVI được tìm thấy là có ghi tên của chủ nhân, nhưng bù lại một số trong đó có đánh dấu năm trị vì của vị vua đó (năm thứ 3 đến 5)[2][3]. Có ý kiến cho rằng, hai cỗ quan tài bằng đá granite trong hai phòng mộ là của 2 vị vua anh em Neferhotep ISobekhotep IV[4].

Sau khi xem xét kiểu dáng của các phòng ngầm bên dưới, Rainer Stadelmann cho rằng chủ sở hữu của kim tự tháp này phải là một pharaon quan trọng trong triều đại của ông ta[5]. Khu phức hợp Lepsius XLVI có nhiều nét tương đồng với các kim tự tháp Khendjer, Bắc Mazghuna và ít hơn là kim tự tháp Ameny Qemau[2][3][6].

Jéquier đề xuất rằng, kim tự tháp thuộc về một người tiền nhiệm hoặc kế nhiệm của Khendjer như Wegaf hoặc Imyremeshaw. Kim Ryholt đã loại trừ Wegaf do triều đại quá ngắn ngủi của vị vua này khi so sánh với thời gian cai trị ở trên, và thay vào đó là Sehetepkare Intef[7]. Tuy nhiên, một mảnh vỡ có khắc chữ được đọc là Weserkha... có thể ám chỉ đến cái tên Horus Vàng của vua Djehuti, có vẻ như ông sẽ là chủ nhân của kim tự tháp này[8].